MÁI TRƯỜNG MANG TÊN NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN HUỆ (1753 – 1792)
- Posted by admin
- Categories Giới Thiệu
- Date 4 Tháng Một, 2020
I. NGUYỄN HUỆ – NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC, NHÀ QUÂN SỰ LỪNG DANH, BẬC HOÀNG ĐẾ ANH MINH
Ông sinh năm Quý Dậu (1753), có tên là Quang Bình, Văn Huệ, nhân dân Bình Định đương thời gọi ông là “ông Bình” hay “Đức ông Tám”.
Nguyên thân ông họ Hồ sau đổi thành họ Nguyễn,người gốc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, bị chúa Nguyễn khi đánh chiếm 7 huyện Nghệ An, đưa vào ấp Tây Sơn thượng thuộc phủ Quy Ninh, tỉnh Bình Định (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Thân phụ ông là Hồ Phi Thúc, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Đồng sinh hạ 7 người con, 4 gái, 3 trai, ông là út. Ba anh em trai ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đều thông minh, đảm lạc nhưng ông là tài trí nhất
Thuở nhỏ, ông theo học với Giáo Hiền do thông minh, chăm chỉ nên được thấy yêu mền, truyền dạy cho cả văn lẫn võ.
Năm Tân Mão 1771, anh em ông đã lập đồn trại ở cùng núi trong vùng, chiêu tập nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến của Chúa Nguyễn, lúc đó quyền thần Trương Phúc Loan đang tác yêu, tác quái. Nghĩa quân thường lấy của nhà giàu phân phát cho dân nghèo lực lượng nghĩa quân ngày đó trở nên mạnh, có thực lực đã chiếm thành Quy Nhơn, tiến ra chiếm Quảng Ngãi.
Năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776) ông cầm quân đánh vào Bình Thuận, tiêu diệt đạo quân của chúa Nguyễn đang tá túc ở khu vực này.
Năm Nhâm Dần, 1784, ông và Nguyễn Nhạc dẫn quân tiến vào nam đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định, buộc Ánh phải bỏ thành Sài Gòn chạy ra đảo Phú Quốc. Gia đình chúa Nguyện phải tị nạn ra Côn Đảo. Cuối cùng chạy sang Xiêm (Thái Lan) để cầu viện.
Cuối năm 1784, Nguyễn Ánh đưa quân Xiêm về đánh Sa Đéc. Nhận được tin báo của tướng giữ thành Gia Định là Trung Văn Đa (con rể Nguyễn Nhạc) Nguyễn Huệ lập tức từ Quy Nhơn quân thủy bộ vào tiếp cứu. Khi vào đến Gia Định, ông bố trí một trận địa phục kích trên địa phận Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (18/01/1785) (Thuộc tỉnh Tiền Giang), đánh một trận quyết liệt, tiêu diệt hơn 20.000 quân Xiêm làm nên chiến công lẫy lừng trong lịch sử. Quân Xiêm chỉ còn sống sót vài ngàn người, tháo chạy về nước. Nguyễn Ánh cũng chạy theo quân Xiêm đánh ngậm ngùi tá túc ở ngoại thành Băngkok. Năm sau, Nguyễn Nhạc cử ông là Tiết chế cùng với Vũ Văn Nhậm đem quân thủy bộ ra đánh Thuận Hòa. Chỉ trong mấy ngày ông chiếm được toàn bộ khu vực từ Thuận Hóa đến tận Sông Gianh, tiêu diệt toàn bộ quân phía Nam của Chúa Trịnh. Kể từ năm 1786, từ Quảng Bình trở vào đều thuộc nhà Tây Sơn.
Lấy được Thuận Hóa, tháng 7/1786 ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh, được Lê Hiển Tông ở đền Vạn Thọ, phong ông làm Nguyên Soái quốc công, gả công chúa Ngọc Hân cho. Xong đâu đó, ông rút quân Nam.
Năm 1788, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, phong ông làm Phụ Chính Bắc Bình Vương, đóng quân ở Thuận Hóa.
Năm Mậu Thân 1788, vua Chiêu Thống dẫn quân Thanh về cướp nước ta, ông lập tức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc diệt giặc ngoại xâm.
Hay tin Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quản theo lệnh vua Càn Long, nhà Thanh đã đem quân sang chiếm miền Bắc, ngày 25/11 năm Mậu Thân 1788, ông đích thân dẫn 10 vạn quân của thủy bộ, đội tượng binh thần tốc tiến ra Bắc, tuyên bố với quân sĩ rằng: “Chúng nó sang phen này mau cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân côi việc quân, đánh giữ đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc. nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta lại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy xong trận này ta phải dùng Ngô Thời Nhiệm, dùng lời nói khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mười năm nữa, nước ta dưỡng nước được nước phú cường thì không cần phải sợ chúng nữa”. rồi ông cho quân sĩ ăn tết trước sau đó thẳng đường ra Bắc. tại Thanh Hóa, khi dừng lại tiếp nhận thêm tân binh, Nguyễn Huệ đã là thệ sư (lễ thề của tướng sĩ) đã huấn dụ trước tướng lĩnh:
“đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng hữu chủ”
Ông đã dừng chân lại phong tuyến Biện Sơn – Tam Điệp để hội quân, chuẩn bị ồ ạt tiến về Thăng Long. Chỉ mấy ngày thần tốc, ông đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng hùng hậu do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu. Thái Thú Sầm Nghi đóng quân ở Đông Đa khiếp sợ phải thắt cổ chết. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về nước. Quân Thanh tranh nhau qua cầu phao, cầu sập, lính chết, trôi đầy sông Nhị.
Ngày mùng 5 tết, ông và nghĩa quân vào thành Thăng Long mình đầy thuốc súng được nhân dân tiếp đón tưng bừng. Sau đó, vua Thanh đã sai xứ sang nước ta phong ông làm An Nam quốc vương, mới ông sang Yên Kinh để tiếp kiến.
Năm sau ông chọn Phan Công Trí, trá làm quốc vương (Quang Trung) cùng Ngô Văn Sở, Đặng Văn Trần, Phan Huy Ích, Vũ Văn Tần, sang yết kiến vua Thanh được của Càn Long hết lời khen ngợi.
Trên cương vị hoàng đế đã có nhiều chính sách tiến bộ trên mọi mặt ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giao dục. Ông chủ trương “Quốc phú, binh cường, nội ngoại yên tĩnh”. Về kinh tế ông chủ trương và đề ra nhiều chính sách khuyến nông mở cửa ải để lưu thông buôn bán. Về văn hóa giáo dục, triều đình Tây Sơn đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống, coi trọng công việc dạy học, sử dụng người tài “Dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Về quân sự, ông rất quan tâm xây dựng binh lực, những đội quân thiện chiến nhằm đủ sức ngăn chặn thù trong, giặc ngoài, để đất nước bền vững lâu dài.
Suốt cuộc đời trận mạc đến lúc lên ngôi Hoàng Đế, ông luôn là vị tướng can trường, nhà quân sự mưu trí lỗi lạc đã từng làm nên chiến tích Rạch Gầm – Xoài Mút, trận địa phá quân Thanh mùa xuân Mậu Thân (1778) vang dội trong lịch sử, là nhà nho ngoại giao tài ba, một vị Hoàng đế anh minh, dù xuất thân chỉ là người anh hùng áo vải.
Ông mất ngày 16/09/1972 chỉ ở ngôi vị 4 năm, thọ 39 tuổi được phong hiệu “Thái Võ Hoàng Đế”, khi sự nghiệp còn nhiều dang dở. Trong bài văn tết, công chúa Lê Thị Ngọc Hân, người vợ yêu quý của ông đã đau buồn tỏ niềm thương tiếc.
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân xây dựng biết bao công trình”
II. TRƯỜNG THPT NGUYÊN HUỆ VINH DỰ, TỰ HÀO ĐƯỢC MANG TÊN NGƯỜI ANH HÙNG.
Trường THPT Nguyễn Huệ, TX Tam Điệp, tiền thân là trường BTVH VHVL Đồng Giao (1980 – 1983) sau đó đã chuyển thành trường THPT Kỹ thuật Thị Xã Tam Điệp. Năm học 1997 – 1998 vào thời điểm nhà trường đã xoay chuyển được chất lượng, một số năm đã trở thành đơn vị tiên tiến, tiên tiến xuất sắc ở đầu khối THPT tỉnh Ninh Bình đã đến lúc cần thiết tập trung xây dựng truyền thống của một cơ sở giáo dục trọng điểm. Lấy tên nhà văn hóa, người anh hùng trong lịch sử để đặt tên trường đã và đang trở thành chủ trương của nhiều cơ sở giáo dục. Trên quê hương Tam Điệp giàu truyền thống cách mạng và văn hóa là đại danh phòng tuyến Biện Sơn – Tam Điệp gắn với sự kiện lịch sử: Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã hội quân tập trung lực lượng để thần tốc tiến vào Thăng Long làm nên chiến thắng đại phá quân Thanh vang dội mùa xuân Mậu Thân (1788). Sự kiện đó luôn là niềm tự hào, là nguồn động viên khơi dậy ý chí của người dân Tam Điệp. Bởi thế thầy trò trường THPT KT Thị xã Tam Điệp thực sự tâm nguyện muốn lấy tên người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ làm tên trường của mình. Ngõ hầu nhớ về cội nguồn, được phát huy truyền thống tốt đẹp để tiếp tục tôn vinh mái trường.
Theo đề nghị của thầy trò nhà trường ngày 16 tháng 11 năm 1999 UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định số 1730/1999 QĐ – UB cho phép trường THPT KT thị xã Tam Điệp trở thành trường THPT Nguyễn Huệ – Thị xã Tam Điệp.
Hơn 10 năm được mang tên người anh hùng dân tộc danh tiếng, trường THPT Nguyễn Huệ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu từng bước tạo vị thế mới trở thành một cơ sở giáo dục trọng điểm tỉnh Ninh Bình. Trường lớp không có tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp liên tục đạt 100%, 75 – 80% học sinh đỗ vào các trường đại học có đẳng cấp, trở thành trường có tên tuổi trong top 200 trường chất lượng của cả nước. Nhiều mặt giáo dục của nhà trường đều được xếp thứ bậc cao của tỉnh.
Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy Đảng và chính quyền các cấp của Sở GD – ĐT, trường luôn được nâng cấp toàn diện, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hoàn chỉnh và hiện đại. Năm học 2006 – 2007 nhà trường đã được công nhận “Trường đạt chuẩn quốc gia ngành học THPT đầu tiên của tỉnh Ninh Bình”.
Với sự nỗ lực của các thế hệ thầy và trò nhà trường, sự đồng thuận và hợp tác của các gia đình học sinh, trường THPT Nguyễn Huệ, trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy trong tỉnh nhà.
Thầy trò , công nhân viên, các bậc phụ huynh học sinh, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Tam Điệp rất vinh dự tự hào với mái trường mang tên người anh hùng dân tộc đã và đang nỗ lực tiếp tục tôn vinh trường thân yêu.
You may also like
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NHÀ TRƯỜNG TỪ NĂM 1980- 2020
LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
Trường THPT Nguyễn Huệ – Thành phố Tam Điệp –tỉnh Ninh Bình, tiền thân là trường Bổ túc Văn hóa hệ vừa học – vừa làm của nông trường Đồng Giao, được thành lập ngày 27/12/1980 theo Quyết định số …